Ví dụ Đường đồng ngữ

Đường phân chia centum-satem

Đường đồng ngữ centum-satem của ngữ hệ Ấn-Âu phân chia hai hướng tiến hóa của nhóm phụ âm mặt lưỡi của tiếng Ấn-Âu nguyên thủy (Proto-Indo-European, PIE). Trong bản phục dựng chuẩn, ba dãy phụ âm mặt lưỡi sau được ghi nhận:

Phụ âm môi-ngạc:*kʷ,*gʷ,*gʷʰ
Phụ âm vòm mềm:*k,*g,*gʰ
Phụ âm vòm cứng:*ḱ,*ǵ,*ǵʰ

Ở một số nhánh như Hy Lạp, gốc Ý hoặc German, dãy phụ âm vòm cứng đã hợp nhất với dãy phụ âm vòm mềm: *keup- "run rẩy" và *m̥tom "một trăm" trong PIE đã tiến hóa lần lượt thành cupiō "khao khát" và centum [kentum] "một trăm" trong tiếng Latinh, nhưng *o- (đại từ nghi vấn) trở thành quō "thế nào/ở đâu?". Những ngôn ngữ như vậy được gọi là nhóm centum, đặt tên theo từ centum "một trăm" trong tiếng Latinh.

Ở những nhánh khác như Balt-Slav hay Ấn-Iran, dãy phụ âm môi-ngạc đã hợp nhất với dãy phụ âm vòm mềm: *keup- trở thành kopáyati "chao đảo" trong tiếng Phạn và *o- trở thành kō "ai?" trong tiếng Avesta, nhưng cũng trong ngôn ngữ này thì *m̥tom đã trở thành satəm. Những ngôn ngữ này được gọi là nhóm satem, đặt tên theo từ satəm "một trăm" trong tiếng Avesta.[1][2]

Do các ngữ chi Balt-Slav, Ấn-Iran và các ngữ chi satem khác nằm ở các vùng địa lý liền kề nhau, người ta vẽ được một đường đồng ngữ phân chia các ngôn ngữ centum với các ngôn ngữ satem.